UBND TỈNH ĐỒNG NAI
BAN CHỈ ĐẠO BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: 1101/BCĐ-ATTP | Đồng Nai, ngày 24 tháng 3 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2016
Thực hiện Chỉ thị số 34/2014/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới.
Thực hiện kế hoạch số 241/KH-BCĐTƯVSATTP ngày 22/3/2016 của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về VSATTP về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2016.
Ban chỉ đạo bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Đồng Nai xây dựng kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2016 (sau đây gọi tắt là Tháng hành động) như sau:
- CHỦ ĐỀ “THÁNG HÀNH ĐỘNG” NĂM 2016
“Tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”
- MỤC TIÊU
- Giải quyết căn bản bức xúc nổi cộm hiện nay là sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; giảm thiểu rõ nét mức tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả; tồn dư hóa chất, kháng sinh trong thịt lợn, thịt gà, thủy sản nuôi, tạo niềm tin cho người tiêu dùng thực phẩm nông sản, thủy sản; đồng thời, nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán thực phẩm, đặc biệt là các chợ đầu mối, cung ứng rau, thịt, nông sản.
- Giảm thiểu ngộ độc thực phẩm từ rau, thịt mất an toàn thực phẩm
III. THỜI GIAN VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI
– Thời gian: 15/4/2016 đến 15/5/2016
– Phạm vi triển khai: Trên phạm vi toàn tỉnh.
- CÁC HOẠT ĐỘNG
Ngoài các hoạt động thường xuyên đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Tháng hành động năm 2016 còn là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một “chiến dịch” truyền thông đẩy mạnh các hoạt động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể và các bệnh truyền qua thực phẩm do sử dụng sản phẩm thực phẩm nói chung và rau, thịt nói riêng.
Trong đó, đặc biệt chú ý đến các hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của UBND các cấp, các đoàn thể chính trị xã hội, trách nhiệm của cộng đồng bao gồm trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn.
Với chủ đề chính của năm 2016 như đã nêu, các hoạt động chính được triển khai như sau:
- Tổ chức triển khai “Tháng hành động”:
– Tại tuyến tỉnh: Ban chỉ đạo bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, Sở Y tế phối hợp với các Sở, ban ngành, đoàn thể tổ chức Lễ phát động triển khai “Tháng hành động” năm 2016 ở tỉnh. Do vậy, thành phố Biên Hòa không tổ chức riêng Lễ phát động mà tập trung vào công tác phối hợp tổ chức với Ban chỉ đạo bảo đảm VSATTP tỉnh.
Thời gian tổ chức: Từ ngày 10/4-15/4/2016
– Tại tuyến huyện/thị xã, xã/phường/thị trấn: Y tế địa phương tham mưu Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các huyện, thị xã (hoặc Ban chỉ đạo toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư) tổ chức Lễ phát động triển khai “Tháng hành động” năm 2016 ở các huyện/thị xã, xã/phường/thị trấn.
Thời gian tổ chức: Từ ngày 15/4-20/4/2016
- Triển khai chiến dịch truyền thông bảo đảm ATTP (xem phụ lục 1):
Tại tuyến tỉnh:
– Huy động các cơ quan báo chí ở tỉnh và địa phương tham gia chiến dịch truyền thông về bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo diễn đàn trao đổi sâu rộng giữa các nhà khoa học, nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về sản xuất, kinh doanh thực phẩm rau, thịt theo pháp luật. Quản lý kinh doanh rau, thịt trong các chợ đầu mối, cửa hàng chuyên doanh, các siêu thị, chợ bán lẻ, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu rau, thịt.
– Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức xã hội, các phương tiện truyền thông thích hợp để phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành và UBND các cấp về an toàn thực phẩm; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và kiến thức khoa học về vệ sinh an toàn thực phẩm, tác hại của thực phẩm không an toàn; giám sát, hướng dẫn các mô hình sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; mở rộng diện tích trồng rau an toàn, tăng các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung bảo đảm an toàn thực phẩm; tuyên truyền vận động nhân dân trong việc tố giác các cơ sở sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ, vận chuyển thực phẩm không an toàn đến các cơ quan chức năng.
– Phối hợp với các cơ quan báo chí, đài phát thanh thông tin đến người dân kết quả thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm, trong đó công khai tên các cơ sở cung cấp các sản phẩm rau, thịt không bảo đảm an toàn và tôn vinh các cơ sở cung cấp sản phẩm rau, thịt đảm bảo an toàn.
– Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của UBND các cấp, trách nhiệm của cộng đồng bao gồm trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và bảo đảm an toàn thực phẩm rau, thịt nói riêng.
Tại tuyến huyện/thị xã, xã/phường/thị trấn:
Ngành Y tế phối hợp với các ban ngành, tổ chức chính trị – xã hội tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo, đài, đặc biệt huy động hệ thống loa truyền thanh ở xã/phường/thị trấn tham gia tuyên truyền vệ sinh, an toàn thực phẩm. Tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về an toàn thực phẩm.
Đối tượng ưu tiên truyền thông:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế/giết mổ, chế biến, nhập khẩu, xuất khẩu, kinh doanh rau, thịt.
- Chính quyền các cấp, ban quản lý chợ, siêu thị, chợ đầu mối, khu du lịch, khu công nghiệp.
- Người tiêu dùng.
Nội dung truyền thông:
– Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cách sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu dùng rau, thịt an toàn: Nói không với chất cấm trong chăn nuôi; thực hiện tốt các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, phụ gia; vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến rau, thịt, vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm;
– Tuyên truyền, phổ biến, tăng cường nhận thức, làm rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
– Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm gửi về Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm ít nhất 01 tin, bài về hoạt động triển khai Tháng hành động tại địa phương để Chi cục tổng hợp đăng trên website Chi cục An toàn thực phẩm.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra liên ngành trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2016: (xem phụ lục 2):
Tuyến tỉnh:
Ban chỉ đạo bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của tỉnh trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm của các Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tại địa phương; kiểm tra thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến từ rau, thịt việc thực hiện các cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Kết thúc đợt thanh tra, kiểm tra các đoàn thanh tra nhận xét, đánh giá kết quả việc thực hiện Chỉ thị 34/2014/CT-TTg và việc triển khai “Tháng hành động” năm 2016 đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ tỉnh đến địa phương.
Tuyến huyện/thị xã/thành phố; xã/phường/thị trấn
Căn cứ kế hoạch triển khai “Tháng hành động” năm 2016, UBND các cấp (Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm) chỉ đạo ngành y tế phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra Tháng hành động tại địa phương. Chuẩn bị nội dung báo cáo của địa phương với các đoàn thanh tra, kiểm tra của Ban chỉ đạo bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh; tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đã xây dựng.
Các đoàn thanh tra, kiểm tra tổ chức thành phần đủ quyền lực và chuẩn bị đầy đủ các văn bản có liên quan, dụng cụ lấy mẫu, dụng cụ kiểm tra nhanh, xử lý nghiêm và kịp thời các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến rau, thịt. Tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, thịt đã được xếp loại C trong các đợt kiểm tra theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/1/2014 về việc quy định việc kiểm tra cơ sỏ sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Công tác báo cáo tổng kết “Tháng hành động”
Kết thúc “Tháng hành động” năm 2016, Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các huyện, thị xã, thành phố và các ban, ngành, đoàn thể liên quan báo cáo kết quả hoạt động theo Mẫu 1 về cơ quan thường trực Ban chỉ đạo bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh (Bộ phận tổng hợp: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm – 59, Phạm Văn Thuận, P.Tân Tiến, Tp.Biên Hòa, Đồng Nai; ĐT: 061.8820597; Fax: 061.8820510; Email: hoanganh.attp@gmail.com) trước ngày 17/5/2016.
- Kinh phí
– Kinh phí Chương trình mục tiêu y tế – dân số năm 2016.
– Kinh phí hỗ trợ của UBND các cấp.
– Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.
- TỔ CHỨC TRIỂN KHAI
- Cơ quan chủ trì
- a) Tuyến tỉnh
– Ban chỉ đạo bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh.
– Sở Y tế (Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm) là cơ quan thường trực.
- b) Tuyến huyện/thị xã/thành phố; xã/phường/thị trấn
– Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các huyện/thị xã/thành phố; xã/phường/thị trấn.
– UBND các cấp.
– Cơ quan thường trực: Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, Trạm Y tế xã/phường/thị trấn.
- Cơ quan phối hợp
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Đài PTTH Đồng Nai.
- Các tổ chức, đoàn thể
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp, Liên đoàn lao động tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp triển khai Tháng hành động.
- TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
- Xây dựng kế hoạch “Tháng hành động” năm 2016 và phân công tổ chức triển khai thực hiện:
– Tuyến tỉnh: Trước 28/3/2016
– Tại địa phương: Trước 31/3/2016
- Cấp phát tài liệu: Trước 31/3/2016
- Triển khai chiến dịch tuyên truyền: Từ 01/4 đến 15/5/2016
- Tổ chức Lễ phát động: Từ 10/4 đến 20/4/2016
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra: Từ 15/4 đến 15/5/2016
- Báo cáo tổng kết: Trước ngày 17/5/2016.
Nơi nhận:
– Thường trực Tỉnh ủy (để báo cáo); – Thường trực Hội đồng nhân dân (để báo cáo); – UBND tỉnh (để báo cáo); – Bà Nguyễn Hòa Hiệp –PCT.UBT (để báo cáo); – Các Sở, ban ngành thành viên BCĐ bảo đảm VSATTP tỉnh; – UBND/BCĐ VSATTP các huyện, thị xã, thành phố; – Phòng Y tế và TTYT các huyện, thị xã, thành phố; – Lưu: VT, ATTP. | KT.TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ Huỳnh Cao Hải |
Mẫu 1
Đơn vị:…………………………….
Điện thoại:………………………. Fax:……………………………….. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
PHIẾU BÁO CÁO “THÁNG HÀNH ĐỘNG
VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2016
Kính gửi:………………………………………………………………….
- Công tác chỉ đạo:
TT | Nội dung hoạt động | Tuyến xã | Tuyến huyện | Tuyến tỉnh | ||
Tổng số xã | Số xã có (*) | Tổng số huyện | Số huyện có (*) | |||
1. | Họp BCĐ về tháng hành động | |||||
2. | Quyết định, chỉ thị
(ghi rõ người ký) | |||||
3. | Kế hoạch
(ghi rõ người ký) | |||||
4. | Công văn.
(ghi rõ người ký) | |||||
5. | Hội nghị triển khai | |||||
6. | Lễ phát động |
* Ghi chú: Nếu là báo cáo của 1 xã,1 huyện thì đánh dấu vào ô tương ứng (*).
- Chiến dịch truyền thông:
TT | Hoạt động | Số lượng/buổi | Số người nghe/phạm vi bao phủ. |
1. | Nói chuyện | ||
2. | Tập huấn | ||
3. | Hội thảo | ||
4. | Phát thanh | ||
5. | Truyền hình | ||
6. | Báo viết | ||
7. | Sản phẩm truyền thông: | ||
– Băng rôn, khẩu hiệu | |||
– Tranh áp – phích | |||
– Tờ gấp | |||
– Băng, đĩa hình | |||
– Băng, đĩa âm | |||
– Khác:… | |||
8. | Hoạt động khác:… |
III. Chiến dịch kiểm tra, thanh tra:
- Số đoàn:………………………………………………………………………………………………..
- Kết quả kiểm tra, thanh tra:
TT | Cơ sở thực phẩm | Xã | Huyện | Tỉnh | |||||||||||
TS
cơ sở | Số được KT,
Th.Tr | Số đạt | Tỉ lệ đạt
(%) | TS
cơ sở | Số được KT,
Th.Tr | Số đạt | Tỉ lệ đạt
(%) | TS
cơ sở | Số được KT,
Th.Tr | Số đạt | Tỉ lệ đạt
(%) | ||||
1. | Sản xuất chế biến TP | ||||||||||||||
2. | Kinh doanh tiêu dùng | ||||||||||||||
3. | Dịch vụ ăn uống | ||||||||||||||
Cộng (1+2+3) | |||||||||||||||
4 | Số cơ sở vi phạm | ||||||||||||||
5 | Xử lý | – Số cơ sở bị cảnh cáo | |||||||||||||
– Số cơ sở bị phạt tiền
– Số tiền | |||||||||||||||
– Số cơ sở bị huỷ SP
– Loại SP/SL | |||||||||||||||
– Số cơ sở bị đóng cửa | |||||||||||||||
– Khác |
- Tình hình ngộ độc thực phẩm:
TT | Chỉ số | Tháng hành động vì CLVSATTP | So cùng kỳ năm trước |
1. | Số vụ | ||
2. | Số mắc | ||
3. | Số chết |
- Đánh giá chung:
- Ưu điểm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
- Yếu kém, tồn tại:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
- Kiến nghị:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)