0251.8820.775 - 0251. 8820.511
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

KHÍA CẠNH PHÁP LÝ VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ CƠ CHẾ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN

Đó là chủ đề của Hội thảo do Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức sáng ngày 10/6/2016. Hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, đại diện lãnh đạo các doanh …

Đó là chủ đề của Hội thảo do Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức sáng ngày 10/6/2016. Hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP.

Hội thảo đã nghe phần tham luận của các giảng viên Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh như: thực trạng phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP và một số kiến nghị; Bảo vệ an toàn thực phẩm bằng pháp luật hình sự; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP: nhìn từ quyền lợi người tiêu dùng; Sử dụng phụ gia thực phẩm tại Việt Nam- thực trạng và biện pháp kiểm soát; Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do thực phẩm không an toàn gây ra cho người tiêu dùng; cần thí điểm thành lập Ban quản lý ATTP tại các thành phố trực thuộc trung ương.

Qua các phần tham luận của Hội nghị và chia sẻ của nhiều đại biểu tham dự đã thể hiện một bức tranh gần như hoàn chỉnh về công tác bảo đảm ATTP.

Thời gian qua công tác bảo đảm ATTP được toàn xã hội quan tâm, tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, việc sử dụng phụ gia, hương liệu trong chế biến thực phẩm, thực phẩm bị nhiễm các chất độc hại không được phép có hoặc vượt ngưỡng giới hạn cho phép…tất cả đang gióng lên một hồi chuông báo động tới mỗi người dân, mỗi gia đình trong từng bữa ăn hàng ngày.

Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi có phải là giải pháp gốc rễ cho vấn nạn này hay không, cơ chế thực hiện như thế nào. Đây không chỉ là câu hỏi mà còn là sự tiên lượng trước những vướng mắc có thể xẩy ra khi thực thi Luật bởi vì theo BLHS 2015 tội vi phạm quy định về ATTP gồm các hành vi sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm và hành vi bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm (Điều 317BLHS). Như vậy các quy định mới theo hướng chỉ cần xác định được hành vi vi phạm là đã cấu thành tội phạm. So với BLHS 1999 về tội vi phạm quy định về ATTP (Điều 244) thì BLHS 2015 quy định theo hướng xử lý nghiêm khắc hơn đối với các hành vi phạm tội nêu trên liên quan đến ATTP, đồng thời dấu hiệu phạm tội cũng được quy định cụ thể hơn. Tuy nhiên, tại buổi Hội thảo đại diện các doanh nghiệp cũng có nhiều ý kiến đáng quan tâm, đó là việc doanh nghiệp sẽ “dễ bị tổn thương” hơn đặc biệt đối với đối tượng là cá nhân và hộ kinh doanh nhỏ lẻ, có thể vì sự thiếu hiểu biết về pháp luật cũng có thể bị ngồi tù. Đại diện DNTN Minh Đạt có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh nêu lên những khó khăn của Doanh nghiệp là hiện nay có quá nhiều Luật liên quan đến ATTP và doanh nghiệp gặp rất nhiều rủi ro, đồng thời kiến nghị các cơ quan chức năng nên có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc hiểu biết về pháp luật về ATTP vì hơn ai hết doanh nghiệp là người trực tiếp đóng thuế để nuôi bộ máy hành chính nhà nước.

Đại diện Sở Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cũng nêu lên nhiều thực trạng về vấn đề bảo đảm ATTP, đồng thời hiện nay cơ quan chức năng vẫn phải áp dụng rất nhiều các quy định khác nhau trong quá trình xử lý các vi phạm về ATTP.

Có thể nói Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT ngày 09/4/2014 của Liên bộ Y tế, Nông nghiệp và Công thương đã giải quyết được rất nhiều những sự chồng chéo trong quản lý về ATTP nhưng thực sự vẫn chưa giải quyết dứt điểm vấn đề, ví dụ như trong Luật ATTP không quy định về trách nhiệm của ngành Công an nhưng Nghị định 178/2013/NĐ-CP lại quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an; sự chồng chéo trong thanh, kiểm tra vẩn còn xẩy ra…

Bộ luật hình sự 2015 đã quy định rất rõ ràng và cụ thể một số hành vi vi phạm về ATTP bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy về cơ bản đã có tương đối đầy đủ pháp lý và các chế tài để xử lý đối với các vi phạm về ATTP. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là triển khai áp dụng như thế nào để vừa bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời cũng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bình luận Facebook
Tin cùng chuyên mục
BẢN TIN HỌP BAN CHỈ ĐẠO

BẢN TIN HỌP BAN CHỈ ĐẠO

Ngày 17/3/2016 vừa qua, tại Trụ sở khối nhà nước tỉnh, Ban chỉ đạo bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh đã họp lần thứ 1 để báo cáo công tác an ...
Giám sát mẫu huyện Xuân Lộc

Giám sát mẫu huyện Xuân Lộc

Thực hiện công tác giám sát mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm theo định kỳ đối với nguồn thực phẩm trong nước trên địa bàn huyện Xuân Lộc, trong tháng 7 ...
Hỏi đáp

Hỏi đáp

Mọi thắc mắc hỏi đáp, vui lòng đăng tải ở đây [pirate_forms]
Liên kết
Bình chọn
Mục quảng cáo

Để biết thông tin chi tiết về việc quảng cáo, vui lòng liên lạc về Chi Cục An toàn Vệ sinh Thực Phẩm Đồng Nai

Điện thoại: 0251 8820775

Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 98
Tháng 04 : 9.229
Năm 2024 : 31.666