0251.8820.775 - 0251. 8820.511
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

NGUYÊN TẮC KHI LỰA CHỌN THỰC PHẨM CHO BÀ BẦU

 

NGUYÊN TẮC KHI LỰA CHỌN THỰC PHẨM CHO BÀ BẦU

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe phụ nữ trong suốt thời gian mang thai, sinh đẻ và cho con bú. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng dinh dưỡng trong các giai đoạn này không những là yếu tố quyết định cho sức khỏe bà mẹ mà còn cho sự hình thành, phát triển thai và cả sự tăng trưởng của trẻ nhỏ, sức khỏe của trẻ khi trưởng thành.

1. Nguyên tắc khi lựa chọn thực phẩm cho bà bầu

 Lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa

Trong giai đoạn thai nhi phát triển, kích thước tử cung to chèn ép lên khoang bụng và ảnh hưởng tới nhu động ruột, khiến mẹ tiêu hóa kém hơn, dễ bị đầy hơi, khó tiêu. Vì vậy, những thực phẩm dễ tiêu hóa sẽ giúp giảm áp lực tới quá trình trao đổi và điều tiết, cũng như tránh các rối loạn gây khó chịu cho bà bầu. Một số thực phẩm dễ tiêu hóa bao gồm rau xanh, thịt gà, thịt bò, cá, các loại đậu, hạt và sữa ít đường. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên hạn chế hấp thụ các thực phẩm nhiều chất béo, khó tiêu như đồ ngọt, thức ăn nhanh…

Không ăn các món ăn tái sống, chưa chín

Các món ăn tái sống, chưa chín luôn tiềm ẩn các loại vi khuẩn có hại như Toxoplasma, Listeria và Salmonella. Nếu nhiễm 3 loại vi khuẩn này, mẹ có nguy cơ bị nhiễm trùng máu, dẫn tới nhiễm trùng não bộ thai nhi. Từ đó, mẹ có thể bị sảy thai, lưu thai hoặc sinh non, trẻ sinh ra có nguy cơ cao bị dị tật. Bên cạnh đó, thực phẩm tái sống khi vào cơ thể cũng sẽ khiến hệ tiêu quá mất nhiều thời gian hơn để xử lý, khiến mẹ bị rối loạn tiêu hóa trong thai kỳ.

Khẩu phần vừa đủ lượng và chất

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mẹ bầu cần ăn từ 1780 kcal – 2500 kcal tuỳ theo mỗi giai đoạn trong thai kỳ. Bên cạnh việc ăn đủ năng lượng, mẹ cũng cần ăn đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo về chất lượng dinh dưỡng. Trong bữa ăn chính, ngoài cơm, mẹ nên có đủ 4 món chính khác là món mặn, món xào, món canh và món tráng miệng để cung cấp đủ cho cơ thể 4 nhóm chất dinh dưỡng cơ bản, bao gồm: chất đạm, chất béo, chất đường bột và chất xơ. Cụ thể:

  • 3 tháng đầu: Cần 297 – 370g chất đường bột/ngày, 61g chất đạm/ngày, 46.5 – 57.5g chất béo/ngày.
  • 3 tháng giữa: Cần 325 – 400g chất đường bột/ngày, 70g chất đạm/ngày, 52.5 – 63.5g chất béo/ngày.
  • 3 tháng cuối: Cần 355 – 430g chất đường bột/ngày,  91g chất đạm/ngày, 60 – 71g chất béo/ngày.

2. Những thực phẩm không tốt cho bà bầu cần lưu ý

Những loại thực phẩm không tốt cho mẹ bầu là những loại thực phẩm chứa hàm lượng cao kim loại nặng, các enzyme, hoạt chất kích thích khiến tử cung co giật hoặc các loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa và mắc các bệnh lý mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch,… Cụ thể:

Thực phẩm chứa các chất kích thích: Các thực phẩm chứa chất kích thích như cồn, caffeine, nicotine sẽ khiến tăng huyết áp ở mẹ, giảm lượng máu lưu thông đến thai nhi, rối loạn giấc ngủ. Từ đó, chúng có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, sinh thiếu tháng và ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của thai nhi.

Các loại cá biển to: Các loại cá lớn đánh bắt ngoài khơi như cá ngừ mắt to, cá thu vua, cá kình, cá tráp cam và cá cờ xanh thường chứa hàm lượng cao histamine gây ngộ độc và các kim loại nặng như thuỷ ngân, chì, asen và cadimi. Do đó, bà bầu cần hạn chế ăn các loại cá này để tránh gây ngộ độc thực phẩm cũng như nhiễm độc kim loại nặng, gây nguy cơ cao bị dị tật ở trẻ.

Các loại măng tươi: Trong măng tươi có chưa hàm lượng cyanide cao có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Tuy nhiên, mẹ có thể loại bỏ tới 97% hàm lượng cyanide trong măng bằng việc gọt vỏ, rửa, lên men hoặc thông qua nhiệt độ khi nấu nướng. Do đó, mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn măng sống. Thay vào đó, các món măng chín như măng chua, măng xào và măng đóng hộp, hoàn toàn có thể được sử dụng trong chế độ ăn bà bầu, miễn là chúng được chế biến đúng cách.

Gan động vật: 100g gan động vật cung cấp cho mẹ bầu hàm lượng vitamin A cao hơn khuyến cáo tới 7 đến 8 lần, tức là mẹ có thể hấp thụ đủ lượng vitamin A để dùng trong 7 đến 8 ngày liên tục chỉ với 100g gan. Mặt khác, hấp thụ thừa vitamin A trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ quái thai ở trẻ. Vì vậy, mẹ nên hạn chế sử dụng gan trong thực đơn cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ.

Sữa chưa tiệt trùng: Sữa chưa tiệt trùng có nhiều khả năng chứa các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng máu, đe dọa trực tiếp đế sự hình thành não bộ của thai nhi, chẳng hạn như khuẩn Listeria, Toxoplasma và Salmonella. Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh, hormone, chất cấm sử dụng trong chăn nuôi cũng có thể được tìm thấy ở loại sữa này.

Chế độ ăn uống của bà bầu ảnh hưởng rất nhiều đến thế hệ sau này, vì vậy việc tìm hiểu kiến thức về dinh dưỡng, chế độ ăn phù hợp, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cho thai nhi phát triển một cách toàn diện và tối ưu nhất.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bình luận Facebook
Tin cùng chuyên mục
NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO HISTAMINE TRONG CÁ BIỂN

NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO HISTAMINE TRONG CÁ BIỂN

NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO HISTAMINE TRONG CÁ BIỂN Đã từ lâu các loại thủy, hải sản như cá biển được người tiêu dùng chọn để đa dạng bữa ăn trong gia đình. ...
Salmonella

Salmonella

SalmonellaLà vi khuẩn Gram (-), di động, không sinh nhà bào, kém đề kháng với điều kiện bên ngoài, bị phá hủy bởi quá trình tiệt trùng bằng phương ...
CÓ NÊN ĂN THỊT GÀ VÀ TRỨNG GÀ

CÓ NÊN ĂN THỊT GÀ VÀ TRỨNG GÀ

​SKĐS - Nhiều người cẩn thận cắt giảm món trứng và thịt gia cầm khỏi thực đơn sau khi biết thông tin một bệnh nhân tử vong do cúm A/H5N1. Điều này có ...
Liên kết
Bình chọn
Mục quảng cáo

Để biết thông tin chi tiết về việc quảng cáo, vui lòng liên lạc về Chi Cục An toàn Vệ sinh Thực Phẩm Đồng Nai

Điện thoại: 0251 8820775

Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 614
Tháng 11 : 21.232
Năm 2024 : 697.430